Bệnh đau lưng dưới trái, phải, giữa: Nguyên dân do đâu? Cách điều trị thế nào?

Đau lưng dưới là một bệnh lý phổ biến nhưng gây nên nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi khác nhau. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh, các triệu chứng cũng như cách phòng tránh để có một cái nhìn toàn diện nhất.

Bệnh đau lưng dưới trái, phải, giữa: Nguyên dân do đâu?  Cách điều trị thế nào?
Đau lưng dưới là một bệnh lý phổ biến nhưng gây nguy hiểm

Bệnh đau lưng dưới là gì?

– Đau lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng là một bệnh lý với những cơn đau xuất hiện tại vị trí ngang thắt lưng; nó có thể kéo xuống mông, chân. Những cơn đau đôi khi âm ỉ, đôi khi đau nhức dữ dội khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Đau lưng dưới hông được chia ra theo thời gian: cấp tính (dưới 6 tuần); nửa mãn tính (6 – 12 tuần) và mãn tính (trên 12 tuần).

– Bệnh nếu không thăm khám và điều trị sớm thì có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì có thể đau nhức xương khớp, ê buốt, tim mạch, đại tiểu tiện;… nặng thì có thể gặp phải tình trạng teo cơ, tàn tật.

Xem thêm: Bệnh đau lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh hiệu quả

Nguyên nhân gây đau lưng lưng dưới

Bị đau lưng dưới do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, có hai yếu tố chính là: Yếu tố bệnh lý và yếu tố sinh lý.

Thoái hóa cột sống là một nguyên nhân bệnh học gây nên đau lưng

Yếu tố bệnh lý

Thoát vị đĩa đệm: Các nhân nhầy thoát ra ngoài ở phần cột sống thắt lưng chèn ép lên các dây thần kinh và gây nên tình trạng đau.

– Gai cột sống, thoái hóa cột sống: Trong trường hợp gai cột sống thoái hóa, nó sẽ xuất hiện một số vết nứt, gồ ghề cũng như mọc lên các gai xương có xu hướng chèn ép cột sống tại vị trí có chứa các dây thần kinh gây nên đau lưng dưới. 

– Thoái hóa xương khớp: Tình trạng này thường xảy ra ở vị trí L4 L5 và S1. Các đốt sống bị tổn thương bị trượt về phía trước do các sai lệch, nó ảnh hưởng tới dây thần kinh và gây đau lưng dưới.

– Hẹp ống sống: Những tổn hại và thoái hóa cột sống thắt lưng gây nên khiến cho các đốt sống thắt lưng gặp phải tình trạng hẹp ống sống và tạo áp lực lên tủy sống, các dây thần kinh vùng cột sống cũng như thắt lưng và hông.

– Viêm nhiễm: Một số viêm nhiễm cũng có thể khiến cho người bệnh bị đau xương lưng bên dưới như: nhiễm trùng thận, suy thận, hội chứng chùm đuôi ngựa.

Yếu tố sinh lý

– Tuổi tác: Tuổi càng cao thì sự lão hóa của cơ thể càng diễn ra nhanh hơn, cột sống có xu hướng bị thoái hóa nhiều hơn và người lớn thường xuyên đau lưng phía dưới cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, hiện nay, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh lý này.

– Nghề nghiệp đặc thù: Có một số công việc luôn đổi hỏi người làm nâng đẩy, kéo mạnh… hoặc đôi khi là ngồi trong tư thế cúi cả ngày. Những động tác lặp đi lặp lại hàng ngày này vô tình khiến cho người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau lưng từ cấp tính thành mãn tính.

– Căng thẳng quá mức: Đôi khi, chính sự căng thẳng một cách quá mức trong quá trình làm việc lại khiến cho một người bị quá tập trung vào nỗi đau, tình trạng căng cơ xuất hiện…

Các vị trí đau lưng dưới thường gặp nhất

Đau lưng dưới gần mông

Bệnh đau lưng dưới trái, phải, giữa: Nguyên dân do đâu?  Cách điều trị thế nào?
Đau lưng gần mông gây nên những cơn đau âm ỉ

– Rất nhiều đối tượng gặp phải tình trạng đau lưng dưới gần mông bên trái hoặc bên phải. Trong đó đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ có xu hướng phổ biến hơn. Nhiều người tưởng rằng đây là một hiện tượng khá bình thường nhưng những người đã từng trải qua sẽ hiểu được cảm giác đau đớn và khó chịu.

– Người bệnh bị đau lưng gần mông thường phải chịu cảm giác đau âm ỉ, lan man và đặc biệt là ê buốt ở vị trí thắt lưng. Đau ở vị trí này có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau như:

  • Đau dây thần kinh liên sườn: Những bệnh nhân bị đau dây thần kinh liên sườn có thể bị đau khu vực gần mông kèm với triệu chứng sốt về chiều, người mệt mỏi và bị sút cân.
  • Đau thần kinh tọa: Đây chính là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể mỗi người; khi nó bị chèn ép hoặc chỉ là những tổn thương thông thường có thể gây nên tình trạng đau đặc biệt là vị trí đau lưng dưới ở gần mông.
  • Đau ruột thừa, thận: Đau lưng gần mông bên phải cũng hoàn toàn là một triệu chứng của bệnh đau ruột thừa. Cùng với đó người bệnh cũng có thể bị sỏi thận.

Đau lưng dưới bên trái

– Tình trạng đau lưng dưới bên trái cũng là một bệnh lý thường gặp. Nó có thể là những cơn đau bất chợt thoáng qua hoặc cũng có thể là những cơn đau âm ỉ kéo dài hàng tháng trời.

– Khi mắc bệnh lý này, đa phần người bệnh đau lưng trái phía dưới đều cảm thấy đau nhức hoặc có kèm theo cảm giác tê. Những người có sức khỏe không tốt thì đôi khi chỉ cần hít thở thôi cũng thấy đau.

– Mắc đau ở lưng dưới bên trái có thể mắc một trong số những bệnh lý sau đây: 

  • Lạc nội tử cung: Đau lưng dưới bên trái ở nữ có thể là lời cảnh báo chị em đang mắc một chứng bệnh phụ khoa trong thời kì kinh nguyệt. Thay vì chảy ra ngoài, máu có xu hướng chảy ngược vào trong và gây nên tình trạng đau tại vùng bụng, có xu hướng lan ra phía sau. Đây là một bệnh lý đau lưng dưới ở nữ cũng khá phổ biến.
  • Hội chứng kích thích ruột: Đây chính là hiện tượng ống tiêu hóa bị rối loạn. Đại tràng bị kích thích và tăng khả năng co bóp cửa mình, đặc biệt là khi người bệnh có xu hướng căng thẳng. Một vài biểu hiện dễ gặp như: đau bụng, tiêu chảy; vừa bị đau lưng và đau bụng dưới.
  • Viêm tụy: Tụy và dạ dày có vị trí nằm sát với nhau nên nếu như tụy bị đau có thể khiến cơn đau ảnh hưởng tới bụng và khu vực lưng trái. Người bệnh bị đau lưng đau bụng dưới bên trái là vì thế.
  • Sỏi thận: Sỏi thận gây đau dưới xương sườn cũng như đau xung quanh thân trên.

Đau lưng dưới bên phải

Đau lưng dưới bên phải tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm

Bất cứ ai cũng có thể mắc phải tình trạng đau lưng dưới bên phải. Trong đó, đối tượng dân văn phòng được đánh giá là có tỉ lệ mắc bệnh lý này nhiều nhất. Họ thường phải ngồi nhiều, lâu trong một tư thế nhất định. Đối tượng chị em đau lưng dưới khi mang thai, người già với các dấu hiệu bị thoái hóa cột sống

Bị đau lưng dưới bên phải có thể là biểu hiện của một trong các bệnh lý sau đây:

  • Thoát vị đĩa đệm: Đau lưng dưới phải có thể xuất hiện khi các chất nhày từ trong đĩa đệm trào ra và chèn vào các rễ thần kinh gây nên hiện tượng đau.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đường tiết niệu bị nhiễm trùng gây ảnh hưởng tới xung quanh và lức này có thể gây nên tình trạng đau lưng và bụng dưới bên phải.
  • Sỏi thận: Thường thì khi mới bắt đầu bị sỏi thận những cơn đau chỉ âm ỉ và không ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, khi tình trạng ngày càng nguy hiểm hơn thì sẽ xuất hiện tình trạng đau lưng phía dưới bên phải.
  • Mang thai: Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai. Thực tế, khi thai lớn sự chèn ép lên các bộ phận gây nên đau đớn và khó chịu tác động tới phần lưng.

Đau lưng dưới gần xương chậu

Nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng này có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra trong đó phổ biến hơn cả là do tình trạng thoái hóa khớp, viêm khớp, chấn thương… Một số triệu chứng bệnh điển hình như:

  • Đau lưng dưới khi nằm chuyển sang tư thế đứng đột ngột. Các dây chằng bị tác dụng  và tăng áp lực khiến cho khu vực xương chậu và lưng bị đau.
  • Người bệnh có thể đau 1 bên lưng dưới hoặc đau 2 bên lưng dưới, đau lan từ khớp chậu xuống mông rồi lan xuống đùi. 

Đau lưng dưới gần xương cụt

– Vị trí của xương cụt chính là nằm ở nơi cuối cùng của xương sống, nó được nối với xương hông.  Khi bị đau lưng, các cơn đau xuất hiện ở khu vực hông và có xu hướng lan xuống háng, chân.

– Người bệnh có thể bị đau lưng và tức bụng dưới, đau xương lưng dưới. Ngay cả khi đi lại và ngồi thì người bệnh đều gặp những đau đớn, khó khăn.

– Một số nguyên nhân gây nên tình trạng đau này là: do chấn thương, tuổi tác, các bệnh lý xương khớp và mang thai.

Hướng dẫn chẩn đoán đau lưng dưới

Khi gặp tình trạng đau lưng dưới ở bất cứ vị trí nào: bên trái, phải, ở giữa… cần phải thăm khám. Các bác sĩ sẽ hỏi triệu chứng mà bạn gặp phải, tham khảo tiền sử bệnh cũng như xác định một phần nguyên nhân gây bệnh.

Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm chuyên môn và và được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh lý này. Từ đó, lên được phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Điều trị bệnh đau lưng dưới, đơn giản, hiệu quả

Để điều trị bệnh đau lưng dưới có nhiều phương pháp khác nhau cho bạn có thể cân nhắc cũng như chọn lựa. Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

Động tác đạp xe chữa đau lưng dưới

Tập các bài tập chữa bệnh đau lưng dưới

Nhiều người cho rằng, khi mắc các bệnh liên quan đến xương khớp thì nên hạn chế vận động. Quan điểm này là sai!

Nếu bạn bị đau lưng dưới, bạn hoàn toàn có thể tập luyện các bài tập có tác dụng giúp thông kinh hoạt lạc, giải phóng sự chèn ép; từ đó giúp xương trở nên dẻo dai và chắc khỏe hơn. Nếu có thể, hãy tới gặp các chuyên viên để được tư vấn để tập đúng cũng như an toàn hơn.

Bạn có thể tham khảo một số động tác:

Động tác đạp xe: Bệnh nhân nằm ngửa, đặt hai tay sau gáy. Đầu và chân cố gắng không chạm mặt sàn, một chân co về phía ngực, chân còn lại duỗi thẳng đồng thời hít một hơi thật sâu. Đổi tư thế với chân còn lại, mỗi bên thực hiện 10 lần.

Động tác gập người: Ngồi trên sàn, hai chân mở rộng và hai tay để trên gáy. Nhẹ nhàng từ từ ngả lưng về phía sau, hít vào; cho tới khi lưng chạm sàn lưng đầu không chạm sàn. Dùng một lực để kéo người lên đồng thời cũng thở ra; tiến hành gập bụng cho tới khi lưng hướng về phía trước. Lặp lại 10 lần.

Điều trị bằng Tây y

– Đối với phương pháp Tây y, thuốc Tây được đánh giá là phổ biến nhất. Với tất cả các tình trạng: đau lưng bên trái phía dưới, đau lưng và tức bụng dưới, đau lưng và bụng dưới bên phải, đau lưng dưới và đau bụng dưới hay đau lưng dưới bả vai thì đều áp dụng được phương pháp này.

– Ưu điểm khi sử dụng thuốc Tây y chính là nhanh chóng giảm đi những cơn đau, chống viêm, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này được đánh giá là điều trị “ngọn bệnh”. Nó chỉ đơn giản là điều trị các triệu chứng. Nếu lạm dụng có thể gây ảnh hưởng tới gan thận…

– Một số loại thuốc được bác sĩ thường chỉ định sử dụng:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Acetaminophen
  • Thuốc giãn cơ: Myonal, Diazepam.
  • Thuốc kháng viêm: Diclofenac, Aspirin
  • Vitamin nhóm B: B1, B6, B12…

Điều trị bệnh bằng thuốc Nam

Ông bà ta bao đời nay đã biết sử dụng các bài thuốc Nam để điều trị các bệnh xương khớp trong đó không thể không nhắc tới đau lưng dưới. Người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc như:

Ngải cứu trắng: Lấy một nắm lá ngải cứu trắng rửa sạch, ngâm vào trong bát nước nóng khoảng 20 phút cùng với chút muối hột. Vớt ngải cứu đó ra đắp trực tiếp vào vị trí đau để đẩy lùi tình trạng đau nhức.

Mật ong + bột quế: Trộn đều 1 thìa mật ong và một thìa bột quế, uống sau hai bữa ăn chính trong ngày. Sử dụng liên tục hai tuần sẽ thấy có kết quả.

Xương rồng: Chọn 3 nhánh xương rồng tai thỏ, bỏ hết gai và rửa sạch sau đó hơ nóng trên bếp lửa. Thấy xương rồng quắt lại thì bỏ xuống cà đắp vào vị trí đau. Khoảng 15 phút thì bỏ xuống.

Những thông tin về bệnh về bệnh đau lưng dưới sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về một bệnh lý mới. Chắc chắn, nắm được nguyên nhân gây bệnh và các dấu hiệu bệnh lý sẽ giúp bạn có được phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Nguồn: Zbone.com.vn

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Đau_lưng_dưới

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Chuyên gia của Zbone sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *