Bên cạnh hướng điều trị Tây y thì đau lưng theo y học cổ truyền cũng có một cái nhìn khá tổng quát và có những cách điều trị riêng. Vậy, theo Y học cổ truyền nguyên nhân gây nên bệnh đau lưng do đâu và điều trị như thế nào? Cùng tham khảo ngay bài viết sau đây!
Contents
Nguyên nhân gây đau lưng theo Y học cổ truyền
Y học cổ truyền cho rằng, đau lưng thuộc vào phạm vi chứng Tích thống (tức là đau tại vị trí cột sống) hoặc cũng có thể Bối thống (đau dọc theo hai bên cột sống). Nếu đau tại vị trí cột sống thắt lưng thì gọi là Yêu thống.

Nguyên nhân gây nên đau lưng có thể do:
Cảm thụ phong hàn thấp tà: Kinh mạch bị ứ trệ, khí huyết lưu thông gặp nhiều khó khăn, sinh chứng Yêu thống ở người bệnh.
Thận hư: Theo Y học cổ truyền thì nguyên nhân này thường gặp ở đối tượng người lớn tuổi; cơ thể người bệnh bị suy yếu hoặc cũng có thể bị suy nhược cơ thể kéo dài.
Huyết ứ: Tình trạng đau lưng do huyết ứ có thể do người bệnh bị chấn thương do chơi thể thao, làm việc, tai nạn… Do kinh mạch không thông mà gây nên tình trạng đau lưng. (Bộ Y tế)
Triệu chứng đau lưng theo Y học cổ truyền
Các triệu chứng đau lưng theo y học cổ truyền có thể được biểu hiện như sau:

– Đau lưng cấp tính: Với các trường hợp đau lưng cấp tính như thời tiết đột ngột trở lạnh, người bệnh tắm mưa hoặc đơn giản là ngâm mình trong nước lâu… Người bệnh sẽ cảm thấy lưng đau nhức, cúi người hay ngửa đều gặp khó khăn; vùng cơ lưng bị căng cứng. Cùng với đó, lưỡi xuất hiện rêu trắng, mạch phù hoãn hoặc phù khẩn.
– Sắc mặt uể oải, trắng và đau vùng thắt lưng âm ỉ; đi kèm với nó là tình trạng đau mỏi gối, ù tai; chân tay lạnh, đi ngoài phân lỏng (ngũ canh tả). Nên nằm nghỉ ngơi, chườm nóng giúp đỡ đau.
– Trong một số trường hợp, vùng thắt lưng của người bệnh đau âm ỉ. Luôn có cảm giác nóng trong người; ngủ kém, lòng bàn tay, bàn chân và vùng trước ngực nóng, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, mạch trầm bế sác.
Hướng điều trị đau lưng theo y học cổ truyền
Cơ chế tác dụng của phương pháp điều trị
Cho tới thời điểm hiện tại, có 90% bệnh nhân đau lưng được điều trị bằng phương pháp bảo tồn và mang tới những hiệu quả vô cùng tích cực. Phương pháp phẫu thuật chỉ là phương án cuối cùng được sử dụng khi tất cả những phương pháp đã áp dụng không mang tới hiệu quả.
Việc sử dụng phương pháp chữa đau lưng theo y học cổ truyền kết hợp với vật lý trị liệu hiện đại được đánh giá cao. Nhiều người đã áp dụng và có được những kết quả tích cực.
Sử dụng thuốc bên trong có tác dụng: trừ phong thấp, giảm đau, bổ can thận. Kết hợp với đắp ngoài, xoa bóp giúp thông khí huyết, trừ phong hàn thấp tại chỗ…
Một số bài thuốc điển hình được sử dụng hiện nay
Đau lưng do hàn thấp

Phép trị: trừ phong thấp kinh hoạt lạc, phong phong, tán hàn.
Bài thuốc áp dụng:
– Phòng phong 10g, Độc hoạt 15g, Ký sinh 10g, Tần giao 10g, Xuyên khung 10g, Ngưu tất 15g, Đỗ trọng 15g, Tế tân 05g, Quế chi 10g, Đảng sâm 15g, Đương quy 10g, Cam thảo 10g, Bạch thược 10g, Đại táo 15g.
– Khương hoạt 10g, Độc hoạt 15g, Khương hoạt 10g, Độc hoạt 15g, Cảo bản 10g, Mạn kinh tử 10g, Đại táo 15g, Cam thảo 10g. Sắc uống ngày một thang, khi sắc có thể cho thêm một vài lát gừng giã nát. Uống khi còn nóng.
Bài thuốc chữa đau lưng do thể thận dương hư
– Phụ tử chế 4g, Thục địa 15g, Hoài sơn 15g, Nhục quế 10g, Lộc giác giao 10g, Sơn thù 10g, Kỷ tử 15g, Bạch linh 15g, Hoài sơn 15g; Sơn thù 10g, Trạch tả 10g, Đỗ trọng 15g, Ngưu tất 15g, Đơn bì 10g, Bạch linh 15g, Nhục quế 10g. Mỗi ngày sắc uống một thang.
– Đơn bì 10g, Bạch linh 15g, Nhục quế 10g, Thục địa 15g, Ngưu tất 15g, Phụ tử chế: 4g, Cam thảo 10g, Lộc giác giao 10g, Đương quy 10g, Đại táo 15g, Cam thảo 10g, Thỏ ty tử 10g, Đỗ trọng 15g. Mỗi ngày sắc uống 1 tháng.
Bài thuốc chữa đau lưng do thể thận âm hư

Với nguyên nhân này người bệnh cần sử dụng bài thuốc: Hoài sơn 15g, Sơn thù 10g, Thục địa 15g, Bạch linh 15g, Đương quy 10g, Trạch tả 10g, Đơn bì 10g, Bạch thược 10g, Đại táo 15g, Cam thảo 10g. Mỗi ngày sắc uống một thang.
Điều trị đau lưng theo y học cổ truyền là phương pháp được nhiều người cân nhắc cũng như chọn lựa hiện nay. Đây được đánh giá là phương pháp an toàn, hiệu quả mang tới cao nhưng cần phải có thời gian. Người bệnh cần kiên trì cũng như sử dụng đúng phương pháp để có được kết quả cao.
Nguồn: Zbone.com.vn