Tình trạng đau vai gáy có nổi hạch không? Cách khắc phục ra sao?

Đau vai gáy nổi hạch là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Hạch nổi lên khiến cho người bệnh khá lo ngại về bệnh tình cũng như những biến chứng mà nó có thể gây ra. Vậy, nổi hạch do những nguyên nhân nào gây nên? Cần phải khắc phục như thế nào? Các bạn cùng Zbone tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Nguyên nhân khiến hạch xuất hiện tại khu vực vai gáy

Đau vai gáy có nổi hạch không thì câu trả lời là có. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng hạch nổi ở khu vực vai gáy. Trong đó, có những nguyên nhân chính sau đây:

Nguyên nhân khiến hạch xuất hiện tại khu vực vai gáy
Đau vai gáy nổi hạch là tình trạng khá phổ biến hiện nay.

– Người bệnh mắc phải một tình trạng nhiễm khuẩn tại vùng cổ gáy. Các hạch bạch huyết nhận được dịch bạch huyết từ vùng cổ và đầu khiến cho các hạch có xu hướng sưng lên cũng như cơ thể rất dễ bị nhiễm khuẩn tại một số vị trí khác nhau. Cơ thể người bệnh có thể gặp phải tình trạng vừa sưng hạch, vừa sốt.

– Thường thì, tình trạng sưng hạch bạch huyết sẽ tự biến mất sau một thời gian. Trong trường hợp, sau một thời gian dài mà những hạch bạch huyết này không có hiện tượng thuyên giảm cũng như các dấu hiệu nhiễm khuẩn thì đây là triệu chứng không thể nào xem thường.

– Một số bệnh lý tự miễn dịch hoặc một số bệnh lý khiến cho cơ thể bị suy giảm miễn dịch, gây nên tình trạng các hạch bạch huyết tại gáy sưng.

– Một số bệnh lý như: Luput ban đỏ hệ thống, HIV… cũng có thể gây nên tình trạng đau vai gáy có nổi hạch. Một số vị trí khác trong cơ thể cũng có thể gặp tình trạng này.

– Một số người thắc mắc rằng viêm khớp có nổi hạch không? Hẳn là nhiều người sẽ chủ quan vì đó là điều khó xảy ra nhưng thực tế viêm khớp dạng thấp cũng có thể nổi hạch.

– Ung thư: Bị ung thư cũng là một nguyên nhân hoàn toàn có thể gây nên tình trạng đau vai gáy có nổi hạch. Với trường hợp này cần phải làm các sinh thiết để tìm được nguyên nhân tận gốc.

Nếu nổi hạch – khi nào cần thăm khám?

Nếu nổi hạch – khi nào cần thăm khám?
Một số trường hợp cần phải thăm khám ngay

Nổi hạch đôi khi chỉ là một hiện tượng bình thường. Nhưng, trong một số trường hợp bạn cần phải thăm khám bác sỹ càng sớm càng tốt:

  • Người bệnh bị sưng hạch đi kèm với tình trạng giảm cân nhanh, sốt và hay đổ mồ hôi vào ban đêm.
  • Hạch sưng bị cứng, khi chạm tay vào không bị đau và có tính cố định một chỗ.
  • Hạch có nóng sưng đau, đỏ; đi kèm với nó là một số vấn đề liên quan đến hô hấp; khi nuốt bị đau.
  • Tình trạng này kéo dài từ 2 – 4 tuần và không có hiện tượng thuyên giảm.

Với tình trạng nổi hạch đau vai gáy này tuyệt đối không được chủ quan, nhanh chóng thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để khắc phục tình trạng bệnh hiệu quả.

Hướng dẫn khắc phục khi đau vai gáy nổi hạch

Tất cả các phương pháp điều trị bệnh đau vai gáy kèm nổi hạch hiện nay đều tập trung vào nguyên nhân gây bệnh để khắc phục. 

Những nguyên nhân xuất phát từ những lý do thông thường như: ngủ sai tư thế, tuổi cao hay môi trường làm việc không thoải mái, ngồi gò bó… thì nên nghỉ ngơi nhiều hơn, kết hợp với xoa bóp.  Phương pháp này hoàn toàn có thể giúp cho tình trạng bệnh nhanh chóng thuyên giảm, không cần phải sử dụng các loại thuốc đặc trị để điều trị.

Trong trường hợp các triệu chứng bệnh có xu hướng không thuyên giảm. Đôi khi bệnh có xu hướng trầm trọng hơn thì việc can thiệp các biện pháp y khoa là vô cùng quan trọng.

Các phương pháp điều trị bao gồm:

Sử dụng thuốc

Hướng dẫn khắc phục khi đau vai gáy nổi hạch
Thuốc Tây y được sử dụng khá phổ biến
  • Thuốc giảm đau: Có loại thuốc có tác dụng giảm đau nhanh như paracetamol, cocain, tranmadol,… Những loại thuốc này có tác dụng giảm nhanh nhưng cần phải sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sỹ.
  • Thuốc giãn cơ: baclofen, cyclobenzaprine, carisoprodol và eperisone… Nhanh chóng làm giảm những cơn co cứng cục bộ.
  • Thuốc kháng viêm: Các loại thuốc kháng viêm có thể được sử dụng để bôi ngoài da. Một số loại thuốc thường được sử dụng đó là: Celecoxib, Ibuprofen, Etoricoxib…
  • Thuốc an thần: Những người bị đau rễ thần kinh hoặc căng thẳng quá mức thường được chỉ định sử dụng  thuốc an thần. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến: gabapentin, vitamin nhóm B, mecobalamin…

Vật lý trị liệu

Hướng dẫn khắc phục khi đau vai gáy nổi hạch
Các phương pháp vật lý trị liệu khá an toàn

Một số phương pháp vật lý trị liệu như: chiếu đèn hồng ngoại, kéo dãn cột sống, sử dụng sóng siêu âm, … có tác dụng hỗ trợ giảm đau và nhanh chóng giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng đau nhức.

Kết hợp phương pháp vật lý trị liệu cùng với sử dụng thuốc sẽ mang tới hiệu quả điều trị vô cùng tích cực cho người bệnh. 

Như vậy, đau vai gáy nổi hạch là một hiện tượng không quá xa lạ. Người bệnh hãy theo dõi tình trạng với các hiện tượng mà mình mắc phải để có phương pháp điều trị phù hợp, tích cực. Tuy nhiên, khi mắc bệnh này, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan vì nó hoàn toàn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Chuyên gia của Zbone sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *