Những vấn đề về đau nhức cơ xương khớp thường thấy ở những người lớn tuổi nhưng hiện nay tình trạng này xuất hiện ở cả những người trẻ. Đau vai gáy ở tuổi dậy thì đang là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi đây là độ tuổi đang phát triển mạnh về tâm sinh lý. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ. Bài viết sau Zbone sẽ chia sẻ rõ hơn với các bạn về vấn đề này!
Contents
Nguyên nhân đau vai gáy ở tuổi dậy thì
Nếu như nguyên nhân chính khiến người lớn tuổi bị đau vai gáy là do tuổi tác dẫn tới sự thoái hóa thì hiện tượng đau vai gáy ở tuổi dậy thì chủ yếu là do một số nguyên nhân sau:
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
Thiếu các loại vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ làm cho các cơ vai gáy dễ bị đau. Đặc biệt là thiếu canxi sẽ làm cho các dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu dần dẫn tới tê và đau nhức vùng vai gáy.
Tư thế nằm không đúng
Nguyên nhân khá phổ biến khiến các bạn trẻ trong tuổi dậy thì bị đau vai gáy đó là nằm sai tư thế. Nếu như ngồi sai tư thế ảnh hưởng lớn tới phần lưng, cột sống thì nằm sai tư thế hay lựa chọn gối đầu sai sẽ dẫn tới tình trạng đau cổ vai gáy. Các tư thế như nằm sấp, gối quá cao hay quá thấp ảnh hưởng rất lớn tới các vị trí phía lưng trên.

Stress kéo dài
Áp lực học tập, thi cử trong thời gian dài cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới đau vai gáy ở tuổi dậy thì. Khi căng thẳng trong một thời gian dài, cơ thể có thể phản ứng lại gây ra hiện tượng cứng cơ, gây đau đớn một số vùng trên cơ thể trong đó có vùng vai gáy.
Mang vác quá nặng
Ở độ tuổi, xương khớp vẫn “trên đà phát triển” mà phải mang vác quá nặng, liên tục trong thời gian dài trên vai sẽ dẫn tới tình trạng đau nhức, mỏi vùng cơ. Đồng thời, nó còn kìm hãm sự phát triển xương khớp của trẻ ở độ tuổi dậy thì.
Thiểu năng tuần hoàn ngoại vi
Nguyên nhân này khá phổ biến nhưng lại ít được giới trẻ quan tâm khi bị đau vai gáy. Đó là do tình trạng khí huyết ứ trệ, máu kém lưu thông đến vùng vai gáy gây mỏi, tê và cứng cổ. Khi thì đau âm ỉ, khi thành từng cơn và đau nhiều về đêm. Cơn đau có thể lan xuống vai, các cánh tay, cơ cổ co đau cứng khó khăn khi cúi, nghiêng, quay đầu tự nhiên.
Đau vai gáy ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau vai gáy ở tuổi dậy thì như thế nào mà bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không.
Nếu như nguyên nhân đau vai gáy chỉ đơn giản là đứng, ngồi, nằm sai tư thế thì không sao, tình trạng đau này chỉ diễn ra một, hai ngày. Chẳng hạn khi kê đầu quá cao, ngủ trong tư thế “không bình thường” hoặc trước khi ngủ vận động mạnh bả vai,… thì sáng dậy đau nhức là chuyện không tránh khỏi nên không đáng lo.
Tuy nhiên, nếu như hiện tượng đau vai gáy kéo dài trong nhiều ngày thì có thể do nguyên nhân bệnh lý sẽ khá nguy hiểm và phức tạp. Chẳng hạn như sự chèn ép các mạch máu dẫn tới thiếu máu cơ tim hoặc chèn lên các dây thần kinh cơ,.. Cho nên cần được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Như vậy chúng ta có thể thấy đau vai gáy ở tuổi dậy thì hầu như không có gì đáng lo vì nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố chủ quan của người bệnh. Chúng tôi sẽ giúp các bạn trị dứt điểm tình trạng này thông qua các mẹo chữa đau vai gáy hoặc sử dụng thuốc giảm đau trong phần tiếp theo,.
Cách trị dứt điểm đau vai gáy ở tuổi dậy thì
Nếu như mới rơi vào tình trạng này thì cách điều trị sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn so với bệnh lý:
- Sử dụng miếng dán giảm đau: Nếu bị đau xương khớp chấn thương có thể giảm đau nhanh bằng miếng dán giảm đau, phổ biến nhất là salonpas của Mỹ hoặc Nhật, miếng dán Harikkusu 55EX 25 và Hisamitsu 5.0 của Nhật, miếng dán hồng sâm Hàn Quốc.
- Chườm nóng để giảm đau vai gáy: Đây là cách giảm đau khá hiệu quả nhưng để triệt để thì làm liên tục nhiều ngày.
- Kéo giãn cột sống là sử dụng các dụng cụ hỗ trợ điều trị đau vai gáy và các cơn đau nhức hiệu quả.
- Sử dụng thuốc Tây: Các loại thuốc giảm đau (paracetamol, tylenol 8H,..); kháng viêm không steroid (diclofenac, meloxicam celecoxib,…) và giãn cơ (mydocalm, myonal, diazepam,..) hiệu quả.
- Trị đau vai gáy bằng Đông y: Sử dụng các bài thuốc hoạt huyết sẽ có tác dụng nhất định trong điều trị đau mỏi vai gáy do thiểu năng tuần hoàn ngoại vi.

Phòng tránh đau vai gáy ở tuổi dậy thì
Như các bạn đã biết nguyên nhân dẫn tới đau vai gáy ở tuổi dậy thì là gì thì cách phòng tránh cũng sẽ đơn giản hơn vì chỉ cần tránh gây ra các tác nhân đó.
- Tránh các hoạt động thể lực quá sức. Trước khi vận động nên khởi động kỹ, đúng bài bản, tránh các hoạt động làm căng cơ quá mức.
- Tập luyện theo cường độ tăng dần để cơ xương khớp có thể thích nghi.
- Nên đi, đứng, nằm, ngồi đúng tư thế. Tham khảo tư thế nằm tốt nhất cho người bị đau vai gáy qua bài viết: https://zbone.com.vn/dau-vai-gay-nen-nam-tu-the-nao/
- Lựa chọn môn thể thao phù hợp với sở thích và thể chất của mình.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp góp phần tăng sức chịu đựng của hệ cơ xương khớp ở lứa tuổi dậy thì. Để xương khỏe mạnh và phát triển chiều cao, nên bổ sung canxi và vitamin D cần thiết.

Đau vai gáy ở tuổi dậy thì không phải tình trạng nguy hiểm nhưng cần được giải quyết sớm để tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe. Hãy chú ý tới hệ thống xương khớp của mình để phát triển chiều cao và thể chất tốt.