Hiện tượng tràn dịch khớp gối là gì? Biến chứng nguy hiểm?

Tràn dịch khớp gối là căn bệnh không phân biệt độ tuổi và giới tính bởi nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Đó là những nguyên nhân gì? Triệu chứng tràn dịch khớp gối nhẹ và nặng phân biệt ra sao? Cách điều trị như thế nào? Các bạn hãy cùng Zbone tìm hiểu qua bài viết sau để nắm rõ hơn về căn bệnh này!

Tràn dịch khớp gối là gì?

Tràn dịch khớp gối là tình trạng lượng dịch trong khớp gối quá mức bình thường gây ra cơn đau nhức, sưng tấy. Dịch khớp là dịch nhầy bên trong ổ khớp có vai trò bôi trơn và làm giảm xóc cho các khớp mỗi khi vận động. Có rất nhiều nguyên nhân tràn dịch khớp gối nhưng thường là do khớp bị viêm, lượng dịch tích tụ nên tăng quá mức.

Để cụ thể hơn về các nguyên nhân tràn dịch khớp gối thì các bạn có thể tham khảo ở phần tiếp theo.

Nguyên nhân tràn dịch khớp gối

Nguyên nhân tràn dịch khớp gối được chia làm 3 loại là nguyên nhân vật lý, nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân tuổi tác. Nắm được các nguyên nhân sau, các bạn sẽ có cách phòng tránh và có hướng điều trị phù hợp:

Nguyên nhân vật lý

Tràn dịch khớp gối do chấn thương là nguyên nhân vật lý

Nguyên nhân vật lý là những nguyên nhân bị tác động bởi các yếu tố khách quan từ bên ngoài như: chấn thương do tai nạn giao thông, lao động; luyện tập thể thao quá sức, sai tư thế;… Những ảnh hưởng này có thể làm gãy xương, rạn xương, rách sụn, lệch trục,… khiến lượng dịch khớp gối bị tràn một cách mất kiểm soát.

Một số trường hợp khớp gối có vết thương hở, từ đó còn có thể gây nhiễm khuẩn khớp làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập dẫn tới tràn dịch nghiêm trọng hơn nếu không được sơ cứu kịp thời. 

Ngoài ra, nếu từng phải trải qua phẫu thuật khớp gối thì cũng rất dễ bị tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên trường hợp này có thể xuất hiện sau mổ vài ngày, vài tuần  rồi tự hết, nếu không hết thì cần phải kiểm tra lại sau 1 tháng.

Nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân tràn dịch khớp gối cũng rất có thể do một số bệnh lý khác gây ra. Điển hình nhất là bệnh viêm khớp dạng thấp bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới màng hoạt dịch và sụn khớp, đầu xương dưới sụn.

Ngoài ra, còn có các bệnh lý khác như: thoái hóa khớp gối, gout, viêm bao hoạt dịch, viêm màng hoạt dịch mãn tính,…

Nguyên nhân do tuổi tác 

Cũng giống như thoái hóa khớp gối là căn bệnh của tuổi già thì tràn dịch khớp gối cũng rất có thể. Bởi vì khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm làm cho việc hấp thu chất dinh dưỡng không tốt. Từ đó các chức năng cơ khớp cũng yếu dẫn tới việc tiết dịch nhờn không ổn định.

Nguyên nhân nào cũng sẽ có trường hợp tràn dịch khớp gối nhẹ và tràn dịch khớp gối nặng. Nắm được nguyên nhân chính xác và phát hiện bệnh đang ở mức độ nặng hay nhẹ sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn.

Tràn dịch khớp gối nhẹ

Tràn dịch khớp gối nhẹ hay còn gọi là giai đoạn khởi phát thuộc mức độ thoái hóa khớp gối độ 1 và 2. Các triệu chứng bệnh của giai đoạn này không quá rõ ràng và trong mức chịu đựng của người bệnh.

Dấu hiệu tràn dịch khớp gối nhẹ ban đầu sẽ là hiện tượng đầu gối bị đau nhức âm ỉ. Cơn đau xuất hiện từng cơn, vài chục phút rồi biến mất chứ không không kéo dài. Bên cạnh đó, khớp gối khi đó cũng có thể bị sưng đỏ, phù nề gây cảm giác nóng tại vị trí đau. Thỉnh thoảng, người bệnh cũng gặp phải tình trạng cứng khớp nhưng cũng nhanh hết sau vài phút xoa bóp. Đau khi vận động và nghỉ ngơi sẽ hết đau.

Tràn dịch khớp gối nặng

Khác với tràn dịch khớp gối nhẹ, vậy tràn dịch khớp gối nặng có biểu hiện như thế nào? 

Tràn dịch khớp gối nặng hầu như đều chứa các dấu hiệu của tràn dịch khớp gối nhẹ như đau, sưng, mẩn đỏ, cứng khớp,… Tuy nhiên, mức độ đau nhiều hơn, kéo dài hơn, đau ngay cả khi đang nghỉ ngơi, các biểu hiện khác cũng nghiêm trọng hơn. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể bị biến dạng, bại liệt, mất khả năng đi lại.

Triệu chứng tràn dịch khớp gối

Các bệnh về xương khớp hầu như có triệu chứng giống nhau. Vì vậy người bệnh cần nắm rõ những đặc điểm riêng về triệu chứng của từng bệnh để có thể nhận biết mình đang mắc phải căn bệnh gì. 

Sau đây là những triệu chứng điển hình của bệnh tràn dịch khớp gối:

Tràn dịch khớp gối có triệu chứng điển hình và sưng và phù nề
  • Sưng và phù nề khớp: Đối với bệnh thoái hóa khớp gối thì chỉ gây đau nhưng với bệnh tràn dịch khớp gối không chỉ đau mà sẽ gây sưng và phù nề bởi lượng dịch bị tồn đọng khiến bao khớp dày lên khiến khớp sưng nóng, kéo theo đó là kích thước lớn bất thường nếu đem 2 chân ra so sánh.
  • Vùng da ngoài quanh khớp mẩn đỏ: Khi khớp gối tràn dịch cũng một phần gây ra sự rối loạn nội tiết tố. Đó là lý do dẫn tới rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể làm xuất hiện mẩn đỏ ngoài da, không chỉ gây đau mà còn ngứa.
  • Ngoài ra, triệu chứng tràn dịch khớp gối còn có thể là sốt: Đó là vì lượng dịch quá nhiều mà người bệnh không biết, sau đó bị vi khuẩn tấn công gây ra nhiễm khuẩn, từ đó rất có thể bị sốt.
  • Bên cạnh đó, còn một số triệu chứng cũng giống như nhiều bệnh xương khớp khác như đau nhức, cứng khớp, tê bì và đôi khi là mất cả cảm giác chân,… 

Vì vậy khi xuất hiện 2 triệu chứng kể trên cùng lúc hãy đi khám để kiểm tra tình trạng xương khớp của mình như thế nào nhé!

Điều trị tràn dịch khớp gối

Không chỉ có hút dịch khớp gối, phẫu thuật khớp gối mới có thể điều trị tràn dịch khớp gối. Căn bệnh này còn có thể điều trị bởi nhiều phương pháp khác nhau và sau đây là một số phương pháp điều trị đơn giản mà hiệu quả:

Điều trị tràn dịch khớp gối bằng Đông y  

Điều trị tràn dịch khớp gối bằng các bài thuốc Đông y được sử dụng từ xưa đến nay. Tuy nhiên phương pháp này điều trị mất khá nhiều thời gian và chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ và vừa.  

Các đơn thuốc được kết hợp bởi nhiều thảo dược tự nhiên quý hiếm để cho ra bài thuốc chữa tràn dịch khớp gối hiệu quả. Một số thảo dược được sử dụng trong các bài thuốc như: Nhân sâm, Đỗ Trọng, Phục linh, Ngưu tất, Độc hoạt, Phòng phong, Đương quy, Thược dược, Tần giao, Xuyên khung, Tế tân, Quế tâm,…

Mổ tràn dịch khớp gối

Mổ tràn dịch khớp gối là phương pháp điều trị bệnh nặng

Khác với việc sử dụng thuốc Đông y với bệnh nhân tràn dịch khớp gối nhẹ thì phẫu thuật tràn dịch khớp gối bao giờ cũng là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp khác không hiệu quả. Cho nên đây là cách chữa bệnh tràn dịch khớp gối thể nặng. 

Trong quá trình điều trị người bệnh sẽ được sử dụng thuốc Tây y giảm đau và đặc trị khác. Chi phí mổ tràn dịch khớp gối tất nhiên sẽ là cao nhất. Tuy nhiên khả năng khỏi bệnh rất cao bởi khớp gối dường như được làm sạch và thay thế cơ khớp khỏe mạnh khác.

Điều trị tràn dịch khớp gối bằng vật lý trị liệu

Điều trị tràn dịch khớp gối bằng vật lý trị liệu có thể sử dụng cho cả tình trạng bệnh nhẹ và nặng. Nhẹ có thể điều trị trực tiếp và nặng có thể hỗ trợ hoặc sau khi điều trị để phục hồi chức năng. Một số phương pháp vật lý trị liệu có thể sử dụng trong điều trị tràn dịch khớp gối như chườm nóng, châm cứu, bấm huyệt, các bài tập, kích điện xung,…

  • Chườm nóng: Chườm nóng có thể giúp giảm đau nhanh chóng và kiểm soát tình trạng viêm và sưng tấy hiệu quả. Phương pháp này chỉ sử dụng được với trường hợp tràn dịch do chấn thương hay vận động quá sức gây đau. Có thể chườm bằng nước ấm hoặc sử dụng các loại nguyên liệu giảm đau để chườm như lá lốt, ngải cứu,…
  • Châm cứu: Đây là phương pháp điều trị lâu dài nhưng có thể giảm đau ngay từ những lần điều trị đầu tiên. Nó giúp giảm đau và lưu thông khí huyết hiệu quả mà chi phí không quá cao. Vì thế, người bệnh có thể cân nhắc nếu như không bị sốt kéo dài, mất nước, mất máu, suy tim,..
  • Bấm huyệt: Phải tìm được thầy thuốc có tay nghề và kinh nghiệm bấm huyệt lâu năm, uy tín thì mới nên lựa chọn phương pháp này. Cần phải bấm chính xác các huyệt như Tất nhãn, Độc tỵ, Huyết hải, Lương khâu, Âm lăng tuyền, Tuyệt cốt, Thận du… Không chỉ giúp giảm đau mà giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà chi phí khá thấp. Tuy nhiên một số đối tượng không thể bấm huyệt như: người có vết thương hở và kín, bà bầu, mắc bệnh viêm vòi trứng, đau hoặc viêm ruột thừa, bệnh tim mạch và huyết áp…

Chữa tràn dịch khớp gối bằng các thảo dược quý

Sử dụng thảo dược tự nhiên từ các bài thuốc dân gian hay các bài thuốc Nam được tận dụng cho cả người bị tràn dịch khớp gối nhẹ và nặng. Phương pháp này có tính an toàn cao nhưng lại khiến nhiều người e ngại bởi mất nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị. 

Một số loại thảo dược được sử dụng nhiều nhất và cũng khá quen thuộc trong các bài thuốc Nam đó là: Dây đau xương, xấu hổ đỏ, lá lốt, đinh lăng, quế chi, đơn châu chấu, bưởi bung,… 

Viên uống bảo vệ xương khớp Zbone là sản phẩm đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và tổng hợp các loại thảo dược quý hiếm kể trên. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ trong việc giảm các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối, tràn dịch khớp gối, viêm khớp, giảm đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay,… Chỉ sau 10 – 15 ngày tình trạng đau sẽ thuyên giảm đáng kể. Quan trọng nhất là Zbone an toàn đối với người sử dụng và không gây phụ thuộc vào thuốc.

Các bạn có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm qua website chính thống Zbone.com.vn để biết thêm chi tiết.

Tham khảo nhiều hơn nữa về các cách chữa qua bài viết sau: 9 phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối từ tây đến ta

Biến chứng tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như: 

Biến chứng của tràn dịch là có thể gây xơ cứng khớp
  • Xơ cứng khớp: Xơ cứng khớp là khi khớp gối bị tê cứng, mất cảm giác ở chân mỗi sáng thức dậy, đi lại khó khăn. Để nhận biết thì cần phải chụp chiếu kiểm tra qua hình ảnh xquang.
  • Dính khớp: Đây là tình trạng sụn và các dây chằng dính với nhau khiến khớp bị sưng đau, không thể cử động. Để có thể đi lại, người bệnh phải nghỉ ngơi và xoa bóp 15 – 20 phút.
  • Nhiễm trùng khớp: Sau khi điều trị hay chưa điều trị mà bị nhiễm trùng khớp cũng khá nguy hiểm. Bởi vì tình trạng đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ sẽ diễn ra nhiều hơn với mức độ cao hơn.
  • Biến dạng khớp: Căn bệnh nào liên quan đến xương khớp nếu không điều trị kịp thời hoặc đúng cách cũng có thể gây biến dạng. Các cơ sẽ bị teo lại, khớp gối không còn linh hoạt. Đối với tình trạng này chỉ có thể phẫu thuật.
  • Tàn phế: Đây là tràn dịch khớp gối nặng nhất mà khiến người bệnh bị ảnh hưởng đến khả năng đi lại, sức khỏe và cả tinh thần. Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do không có chi phí điều trị nên phải cố gắng chịu đựng.

Các câu hỏi thường gặp

Tràn dịch khớp gối có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nên sẽ có nhiều câu hỏi thắc mắc về căn bệnh này. Một số câu hỏi sau được chúng tôi tổng hợp sau khi nhận được rất nhiều câu hỏi từ các bạn đọc.

Câu hỏi: 2 tuần nay tôi cảm thấy mình đang gặp phải triệu chứng của tràn dịch khớp gối. Tôi muốn hỏi là tràn dịch khớp gối có tự khỏi không hay phải chữa trị?

(Mai Hương, 48 tuổi – Hưng Yên)

Trả lời: 

Trừ trường hợp phẫu thuật khớp gối do chèn dây chằng, sau phẫu thuật sẽ xảy ra hiện tượng tràn dịch vài ngày là bình thường, có thể tự khỏi thì không có trường hợp tràn dịch khớp gối nào có thể tự khỏi. Vì thế, người bệnh không được nghe những ý kiến sai lệch để chủ quan không điều trị bệnh dẫn tới bệnh nặng hơn. Từ đó mất nhiều thời gian và chi phí điều trị hơn.

Câu hỏi: Tôi năm nay 50 tuổi, điều trị tràn dịch khớp gối ở bệnh viện Bạch Mai được 1 năm. Gần đây tôi lại có cảm giác đau nhức khớp gối. Không biết do bệnh tái phát hay thay đổi thời tiết như vậy. Tôi muốn hỏi tràn dịch khớp gối có khỏi hẳn được không hay vẫn tái phát?

(Chú Hùng – Nghệ An)

Trả lời:

Tràn dịch khớp gối có khỏi hẳn được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn nhiều tình trạng bệnh đang ở mức độ nặng hay nhẹ, phương pháp điều trị đúng hay không và tay nghề của bác sĩ,… Vì thế, trong trường hợp của chú vẫn có thể bị tiếp do quá trình điều trị hoặc sau điều trị. Chú hãy tiếp theo theo dõi thêm 1, 2 tuần xem có dấu hiệu đau nhiều hay có các triệu chứng khác không thì đi khám lại.

Câu hỏi: Mẹ chồng tôi bị tràn dịch khớp gối, nhiều người bảo lên Hà Nội khám cho chính xác. Vậy khám chữa bệnh tràn dịch khớp gối ở đâu tốt nhất Hà Nội?

(Phạm Mai, 35 tuổi, Thái Bình)

Trả lời:

Một số bệnh viện sau khá nổi tiếng trong điều trị xương khớp với các khoa riêng biệt như: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, bệnh viện Đại học y Hà Nội, bệnh viện E, bệnh viện Trung ương quân đội 108. Vì thế cô có thể đến một trong các bệnh viện này để khám bệnh.

Câu hỏi: Tôi nghe nói các bệnh về xương khớp nếu không cẩn thận có thể gây tàn phế. Tôi chỉ bị tràn dịch khớp gối nhẹ thì có nguy hiểm không?

(Hương Giang, 40 tuổi  – Hải Phòng)

Trả lời:

Tràn dịch khớp gối không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều yếu tố khác như kinh tế, tinh thần và sức khỏe của người bệnh. Nghiêm trọng nhất như bạn nói chính là việc tàn phế, không thể đi lại. Nếu tình trạng của bạn đang ở mức độ nhẹ thì nên điều trị sớm vì khi chữa trị kịp thời thì tràn dịch khớp gối sẽ không còn nguy hiểm.

Câu hỏi: Tôi nghe nói hút dịch sẽ khỏi bệnh nhanh chóng. Vậy chi phí hút dịch khớp gối cần bao nhiêu tiền và phải đi hút bao nhiêu lần?

(Loan Vũ, Ninh Bình)

Trả lời:

Chi phí cho hút dịch khớp gối mỗi lần không quá cao, chỉ rơi vào vài trăm nghìn. Tuy nhiên, hút dịch khớp gối phải tiến hành thực hiện nhiều lần tùy thuộc vào mức độ bệnh. Cho nên, chi phí điều trị của mỗi người sẽ khác nhau.

Qua bài viết trên, Zbone đã giúp các bạn nắm một cách tổng quan về căn bệnh tràn dịch khớp gối từ khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng cho đến cách điều trị và biến chứng có thể xảy ra. Với những chia sẻ trên hy vọng các bạn có thể phòng tránh để không phải đối mặt với căn bệnh này hoặc tìm cho mình cách điều trị phù hợp nhất để tránh tái phát. Có bất cứ thắc mắc nào các bạn có thể để lại câu hỏi dưới bài viết sau để được giải đáp.

Zbone chúc các bạn có một hệ thống xương khớp khỏe mạnh!

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Chuyên gia của Zbone sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *