Cùng tìm hiểu bài viết sau cho từng vị trí trong từng trường hợp cụ thể và xem chuyên gia của Zbone giải thích sao nhé!
Khô khớp cổ tay – Nhẹ chủ quan, nặng kêu trời!
Hỏi: Bố em năm nay 52 tuổi, làm công việc bốc vác tại cửa khẩu gần chục năm nay. Thời gian trước ông có cảm giác cổ tay bị hơi đau và thỉnh thoảng nếu bốc hàng nặng có thể phát ra những tiếng kêu rắc. Tuy nhiên, ông cũng chủ quan và không đi khám. Tình trạng này có xu hướng càng ngày càng nghiêm trọng hơn khi phần cổ tay bị cứng (mặc dù không sưng), tay ông trở nên kém linh hoạt.
Hiện tại em vẫn chưa thể sắp xếp thời gian đưa ông đi khám nên rất lo lắng. Rất mong các chuyên gia, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên là bố em đang bị như thế nào và nên giải quyết trước mắt ra sao? Em xin cảm ơn!
(Tống Như Mai – Bình Dương)

Tư vấn chuyên gia:
Với những gì bạn tâm sự và gửi về, đội ngũ bác sĩ chúng tôi xin được chẩn đoán sơ bộ như sau:
Bố bạn thời gian trước có cảm giác đau cổ tay và tay có phát ra tiếng kêu; đây là triệu chứng của bệnh khô khớp cổ tay. Một biểu hiện điển hình của bệnh khô khớp nói chung đó chính là tiếng kêu răng rắc phát ra từ vị trí khớp bị khô.
Hiện nay, tình trạng của bố bạn đang có xu hướng nghiêm trọng hơn khiến khớp bị cứng do không có phương pháp điều trị và can thiệp kịp thời. Nếu bạn không sớm đưa bố đi khám và kiểm tra chính xác thì tình trạng này còn nghiêm trọng hơn nữa. Bác có thể sẽ đau nhức nhiều hơn, không làm được việc, tay bị tê bì…
Việc nhận diện các dấu hiệu cứng khớp tay buổi sáng cũng khá dễ dàng qua: Những dấu hiệu “quen mặt” khi bị cứng khớp tay buổi sáng
Cách khắc phục:
Hiện tại, chúng tôi khuyên bạn nhanh chóng đưa bố tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám cũng như tư vấn một cách chính xác nhất. Các bác sĩ sẽ lên một phác đồ điều trị hợp lý với từng tình trạng của người bệnh.
Khi chưa thăm khám được, bạn nên khuyên bố nghỉ ngơi nhiều hơn (tốt nhất không nên tiếp tục làm công việc hiện tại); tại vị trí cổ tay bị cứng có thể massage nhẹ nhàng, tập một số bài tập dành cho tay…
Khô khớp ngón tay – Bệnh lý phổ biến của dân văn phòng
Hỏi: Chào các bác sĩ, em năm nay 28 tuổi là nhân viên văn phòng. Công việc hàng ngày của em là ngồi trước máy tính và làm các công việc liên quan tới soạn thảo văn bản,… Khoảng 3 tuần nay em có cảm giác ngón tay cái bên phải của em bị cứng lại và khi em bẻ ngón tay thì kêu răng rắc; kèm với đó là thỉnh thoảng em cũng bị đau.
Lúc đầu thì nó cũng bình thường vì đau không nhiều và em vẫn làm được việc bình thường. Tuy nhiên, đau vẫn cứ kéo dài âm ỉ tới nay là tận 3 tuần khiến em cảm thấy khá khó chịu. Em có đọc một số thông tin trên google thì triệu chứng như vậy là khô khớp ngón tay. Vậy, bác sĩ có thể tư vấn giúp em về tình trạng hiện tại của em là mắc bệnh gì không ạ? Em xin cảm ơn!
(Phạm Thị Mai – Vũng Tàu)

Chuyên gia tư vấn:
Chào bạn Mai! Hiện nay, tỉ lệ dân văn phòng gặp phải các bệnh lý xương khớp đối với cổ tay hay ngón tay là cực cao do tính chất công việc gây nên. Nhưng, đa phần mọi người thường có tâm lý khá chủ quan, chỉ khi nào đau nhiều thì mới quan tâm tới tình trạng bệnh của mình.
Với những triệu chứng mà bạn đang gặp phải, chúng tôi có thể chẩn đoán bạn đang bị khô khớp ngón tay cái. Biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất chính là khi bạn bẻ ngón tay thì các ngón tay kêu lục khục hoặc rắc rắc. Tuy nhiên, đây là thói quen xấu cần được khắc phục vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc khớp xương của ngón tay.
Nguyên nhân gây nên bệnh khô khớp ngón tay của bạn có thể là do công việc hàng ngày liên tục phải sử dụng ngón tay để gõ máy tính. Tình trạng này lặp đi lặp lại hàng ngày gây nên một thói quen xấu cho khớp, luôn phải làm việc liên tục, không được nghỉ ngơi. Ban đầu bạn có thể cảm thấy mỏi khớp, nhưng về lâu về dài các cơn đau sẽ kéo đến khiến bạn đau đớn; ảnh hưởng tới công việc.
Cách khắc phục:
Chúng tôi khuyên bạn nên tới một cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Chỉ có như vậy bạn mới biết được chính xác tình trạng khô khớp ngón tay của mình đang ở mức độ nào và đồng thời có phương pháp điều trị phù hợp.
Tuy nhiên, để khắc phục tạm thời có thể sử dụng phương pháp massage nhẹ nhàng ngón tay, ăn những thực phẩm tốt cho xương khớp và để ngón tay được nghỉ ngơi nhiều hơn.
Khô khớp khuỷu tay do chơi thể thao
Hỏi: Tôi năm nay 45 tuổi, kinh doanh tự do. Tôi thường xuyên vận động thể thao và bộ môn chơi nhiều nhất là golf, tennis. Cách đây 2 tuần hay bị đau phía bên trong khuỷu tay bên phải. Gần đây mỗi khi chơi golf cảm giác cổ tay yếu hơn, thỉnh thoảng ngón tay còn bị tê. Tôi muốn hỏi rằng như vậy là bị làm sao? Có thể tiếp tục chơi tennis với golf không?
(Hoàng Huy – Hà Nội)

Chuyên gia tư vấn:
Chào bạn Hoàng Huy, với những chia sẻ của bạn thì chúng tôi cho rằng bạn đang bị khô khớp khuỷu tay. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bạn thường xuyên chơi 2 bộ môn sử dụng đến tay nhiều trong thời gian dài. Vì thế, nó gây tổn thương đến khớp xương.
Khi đã biết nguyên nhân gây bệnh là gì thì bạn nên tránh lặp lại hoạt động đó. Cho nên trong thời gian điều trị bệnh bạn không nên chơi các bộ môn này cho tới khi khớp khuỷu tay khỏe hơn.
Cách khắc phục:
Chúng tôi khuyên bạn nên thăm khám tại bệnh viện để được kiểm tra bệnh chuẩn xác nhất để có hướng điều trị tích cực nhất. Sau mỗi lần tập luyện bạn có thể chườm đá vào khuỷu tay để giảm cơn đau. Ngoài ra, nếu cơn đau dữ dội có thể uống thuốc giảm đau không kê toa như: Acetaminophen, naproxen, aspirin, ibuprofen,…..
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập trung nhiều vào các thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp như hải sản, sữa, rau xanh, đậu bắp,… Tập luyện vừa phải cũng là cách làm cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh.
Trên đây là những câu hỏi điển hình của khô khớp tay, cụ thể là khô khớp cổ tay, khô khớp ngón tay, khô khớp khuỷu tay và giải đáp từ chuyên gia của Zbone. Ngoài ra, các bạn cũng rất dễ mắc phải khô khớp cổ chân nên cực kỳ lưu ý.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có kết quả điều trị và khắc phục bệnh tốt nhất. Có bất kì thắc mắc nào, các bạn có thể để lại câu hỏi dưới bình luận bài viết để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp vào bài viết sau nhé!
Nguồn: Zbone.com.vn