Thoái hóa khớp tay là 1 trong những dạng thoái hóa khớp phổ biến, có thể xảy ra ở cổ tay, khuỷu tay, ngón tay. Vậy biểu hiện thoái hóa khớp tay như thế nào? Hướng điều trị ra sao và cách phòng tránh bệnh hiệu quả?
Contents

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay, ngón tay là gì?
Thoái hóa khớp cổ tay khuỷu tay hay ngón tay là bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp tay, những tổn thương tại các vị trí như: cổ tay, khuỷu tay, ngón tay và làm cho đầu sụn bị mòn, hư hỏng dần. Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng vận động, cầm nắm của bàn tay.
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp tay là từ 60 – 65 tuổi, đặc biệt tỷ lệ nữ giới còn cao hơn nam giới gấp 3 lần. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone estrogen dẫn đến sự thay đổi của tế bào sụn khớp tay, đặc biệt là những người phụ nữ có công việc nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, rửa bát, giặt giũ quần áo, dùng đến lực của đôi bàn tay nhiều hơn.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay, ngón tay
Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp tay:
– Tuổi tác: Đây vẫn luôn là yếu tố hàng đầu gây nên hiện tượng lão hóa, thoái hóa của cơ thể. Trong đó bao gồm cả thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay, ngón tay. Tuổi càng cao thì hoạt động của các khớp này càng suy giảm. Vì vậy, tay người già thường có xu hướng teo lại, run, khó cầm nắm đồ vật.
– Tính chất công việc: Làm việc liên quan nhiều đến sức mạnh của đôi bàn tay gây tổn thương, dẫn đến thoái hóa. Ví dụ như dân văn phòng, gõ bàn phím nhiều có nguy cơ cao mắc thoái hóa khớp ngón tay. Vận động viên bóng chuyền, bóng rổ dùng nhiều sức mạnh của đôi tay cũng có nguy cơ cao mắc thoái hóa khớp khuỷu tay, cổ tay…. Người nông dân làm ruộng, cày, cuốc… cũng tương tự như vậy.
– Chấn thương: Do tai nạn, lao động, chơi thể thao… gây tổn thương, trật khớp, gãy xương tại các khớp cổ tay, khuỷu tay, ngón tay nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ bị thoái hóa.
– Thiếu canxi: Là 1 trong những nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp nói chung, thoái hóa khớp tay nói riêng. Phụ nữ ở tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu canxi.
Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay, ngón tay biểu hiện như thế nào?
Đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp tay, triệu chứng thường rõ ràng và dễ nhận biết hơn ở bàn tay, cánh tay:
– Cảm giác đau, cứng khớp ở cổ tay, khuỷu tay, ngón tay, đặc biệt là sáng sớm mới ngủ dậy hoặc sau khi ngủ trưa. Từ đó, khiến người bệnh khó cử động, vận động liên quan đến tay kém linh hoạt.
– Các khớp ở cổ tay, khuỷu tay, ngón tay phát ra tiếng kêu lạo xạo, lục cục như kiểu muốn gãy rời ra, đặc biệt là khi vận động, dùng đến lực của đôi tay (dang tay, co, duỗi…).
– Hoạt động cầm nắm, gập cổ tay, dang tay hay sải tay… đều bị hạn chế, khiến bệnh nhân đau nhức, khó chịu. Đặc biệt, cơn đau thường bùng phát dữ dội khi vận động mạnh, cầm nắm quá mạnh, nâng đồ vật, dùng nhiều lực từ tay,…
– Nghiêm trọng hơn, thoái hóa khớp tay còn gây biến dạng khớp, teo cơ, thậm chí làm mất chức năng vận động hoàn toàn của cánh tay.

Vậy thoái hóa khớp tay làm sao để điều trị?
– Sử dụng thuốc giảm đau đối với trường hợp bệnh nhẹ, mới chớm, giúp duy trì chức năng vận động, làm giảm đau nhức tại các khớp tay.
– Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, chườm lạnh, chiếu đèn hồng ngoại, massage, xoa bóp vị trí thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay, ngón tay bằng hoạt chất kháng viêm.
– Phẫu thuật đối với những trường hợp thoái hóa khớp tay chuyên biến nặng, không có khả năng phục hồi. Bác sĩ sẽ cân nhắc các hình thức phẫu thuật bảo tồn, dự phòng hoặc thay thế khớp.
– Ngoài ra, cần kết hợp chế độ tập luyện để giảm đau nhức tại các khớp tay. Thực hiện các bài tập nắm tay, đi bằng ngón tay hay gập khớp ngón tay…
– Ăn uống điều độ, khoa học, bổ sung nhóm thực phẩm TỐT nhất cho bệnh nhân thoái hóa khớp.
– Đi thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh và có những thay đổi thích hợp để tốt cho bệnh tình.
Cách phòng tránh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay, ngón tay
Để phòng ngừa thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay, ngón tay, cần thực hiện bảo vệ đôi bàn tay của mình bằng cách:
– Tránh lao động, làm việc nặng liên quan đến đôi bàn tay. Đặc biệt là phụ nữ với những công việc nội trợ, bếp núc, giặt giũ quần áo… Có thể thay thế bằng máy móc thay vì dùng tay.
– Nên để cho đôi bàn tay có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn.
– Thực hiện massage tay hàng ngày để giải tỏa áp lực, sự căng cứng cơ tại đôi tay.
– Hoặc ngâm bàn tay vào nước muối sinh lý ấm, mỗi ngày 2 lần (sáng và tối trước khi đi ngủ), mỗi lần 10 phút để tăng cường lưu thông máu.
– Tránh tăng cân quá mức, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp.
– Nếu bị các chấn thương ở tay cần khám bác sĩ và điều trị dứt điểm, tránh để lại biến chứng, gây thoái hóa khớp.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay, ngón tay là gì, 1 số nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh. Nếu còn bất cứ câu hỏi gì liên quan đến thoái hóa khớp, bạn đọc có thể để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể.
Nguồn: Zbone.com.vn