Contents
- 1 1. Hiện tượng khô khớp gối là gì?
- 2 2. Nguyên nhân khô khớp gối
- 3 3. Triệu chứng khô khớp gối
- 4 4. 8 Cách chữa khô dịch khớp gối phù hợp với kinh tế mỗi người
- 5 5. Lời khuyên từ bác sĩ: Cách phòng tránh khô khớp gối tái phát
1. Hiện tượng khô khớp gối là gì?
Hiện tượng khô khớp gối là gì hiểu đơn giản nhất là tình trạng dịch nhờn bôi trơn cho khớp bị hết hoặc thiếu làm cho 2 đầu xương tại gối cọ xát nhau gây đau nhức, phát ra tiếng kêu lục khục, khó khăn khi di chuyển.
Vậy dịch nhờn là gì?
Dịch nhờn là chất được sản sinh tại ổ khớp, len lỏi giữa các sụn khớp để bôi trơn, tránh hiện tượng các đầu xương va chạm vào nhau. Nó được sản sinh tự nhiên và do quá trình bổ sung dinh dưỡng hàng ngày. Chính vì thế, chế độ ăn cũng là một trong những nguyên nhân khô khớp gối chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết.

2. Nguyên nhân khô khớp gối
Về bản chất, nguyên nhân khô khớp gối xuất phát từ việc sụn khớp hoặc xương dưới sụn bị tổn thương hay dịch nhờn trong khớp bị giảm. Nếu như trước đây hầu hết dấu hiệu khô khớp gối xuất hiện ở người già do sự thoái hóa của cơ thể thì giờ đây nó ngày càng trẻ hóa. Chính vì thế các nguyên nhân để gây nên việc tổn thương xương và sụn khớp, thiếu dịch nhờn trở nên đa dạng hơn.
Cụ thể các nguyên nhân gây khô khớp gối hay là nguyên nhân gây khô dịch khớp gối cụ thể như sau:

– Tuổi tác: Như đã nói ở trên thì nguyên nhân khô khớp gối do sự thoái hóa xương khớp tự nhiên của cơ thể, các chức năng của hệ thống cơ xương khớp giảm dần và quá trình tiết dịch nhờn khớp gối suy yếu. Khớp gối là vị trí nâng đỡ phần nhiều cơ thể, qua nhiều năm tháng cũng dần thoái hóa dẫn tới tổn thương. Vì thế đây là nguyên nhân phổ biến nhất và thường gặp ở người cao tuổi.
– Va chạm do chấn thương: Có thể là tai nạn, cũng có thể do hoạt động thể thao như đá bóng, bóng chuyền,.., từng bị tổn thương tại vị trí gối dẫn đến nguyên nhân khô khớp gối.
– Thói quen xấu như ngồi xổm, ngồi gác chân lên nhau,… về lâu dài cũng là một trong những lý do cần chú ý.
– Tính chất công việc: Các công việc chân tay nặng nhọc mang vác sẽ dồn trọng lực khá lớn lên đầu gối cũng sẽ dễ bị khô khớp gối. Bởi khớp gối khi đó phải chịu trọng lực khá lớn. Và tất nhiên công việc văn phòng ngồi lâu một chỗ không đi lại hoạt động cũng có thể gây ra tình trạng này.
– Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng là 1 lý do dẫn tới các triệu chứng khô khớp gối: Tuy nhiên nguyên nhân này chiếm phần trăm ít hơn bởi nếu bị khô thì ngoài khớp gối còn có có thể khô khớp tay, cổ chân,..
Như vậy các bạn có thể thấy đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh khô khớp gối. Theo dõi phần sau để biết mình có đang gặp phải các dấu hiệu khô khớp gối không nhé!
3. Triệu chứng khô khớp gối
Triệu chứng khô khớp gối cũng tương tự như nhiều bệnh xương khớp khác là gây đau nhức, khó chịu, khó khăn trong đi lại của người bệnh. Tình trạng đau cũng tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Khi bệnh ở giai đoạn đầu sẽ chỉ là những cơn đau nhói và ngắn, còn khi bệnh nặng hơn cơn đau kéo dài hơn.
Ngoài đau nhức thì các dấu hiệu khô khớp gối khác các bạn cũng cần lưu ý như:

- Tiếng kêu lục khục, lạo xạo: Đây là dấu hiệu khô khớp gối điển hình để phân biệt với các bệnh lý xương khớp khác. Mỗi khi di chuyển hay thực hiện động tác, tư thế gập duỗi mạnh, nhẹ ở đầu gối sẽ là cảnh báo của bệnh khô khớp.
- Sưng đỏ: Trong một số ít trường hợp bị bệnh khô khớp gối sẽ có tình trạng sưng đau nóng đỏ như hiện tượng viêm khớp kèm sốt nhẹ. Vì thế, cũng rất dễ nhầm lẫn 2 bệnh này với nhau. Với triệu chứng này thì cần có phát hiện thêm triệu chứng khác như đi lại phát ra tiếng kêu lục khục.
- Cứng khớp: Dấu hiệu này là biểu hiện của bệnh khá nặng. Khi các khớp xương khô, khả năng điều tiết khớp bị suy giảm dẫn tới việc cứng khớp lại. Tình trạng này thường xảy ra khi ngồi lâu hoặc sáng sớm mỗi khi thức dậy.
Các triệu chứng khô khớp gối hầu như đều giống với các bệnh lý xương khớp khác nên gặp phải bất cứ dấu hiệu khô khớp gối nào các bạn nên theo dõi, kiểm tra và tìm cách điều trị kịp thời nhé!
4. 8 Cách chữa khô dịch khớp gối phù hợp với kinh tế mỗi người
Khô khớp gối không gây nguy hiểm luôn tới tính mạng của người bệnh nhưng không điều trị kịp thời sẽ để lại hệ quả khôn lường. Cho nên, đây là phần quan trọng nhất vì khô khớp gối và cách điều trị là điều mà mọi người quan tâm. Có rất nhiều cách điều trị khô khớp gối nhưng mỗi cách sẽ phù hợp với từng đối tượng, từng tình trạng bệnh khác nhau.
Sau khi khám thì bác sĩ sẽ có những lời khuyên và phác đồ chữa khô khớp gối phù hợp đối với từng trường hợp của bệnh nhân. Sau đây là 8 cách chữa bệnh phù hợp với kinh tế của từng đối tượng bệnh nhân:
4.1. 3 Cách chữa khô dịch khớp gối tại nhà
Chữa khô khớp gối ở nhà dành cho các trường hợp nhẹ hoặc sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng
Tại sao chế độ ăn lại rất quan trọng đối với người bệnh chúng tôi đã nói tới trong bài: 4 lý do khô khớp gối nên ăn gì lại quan trọng rồi. Vì thế sẽ không nhắc lại nữa mà các bạn chỉ cần biết chế độ ăn cũng có thể giúp thay đổi tình trạng của bạn tốt lên hoặc xấu đi.
Tham khảo thêm:
Phương pháp tập luyện đúng
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để khớp xương được linh hoạt cũng là một trong những cách bác sĩ sẽ khuyên làm. Khi vận động nhẹ nhàng các khớp xương cũng được cử động và nhanh lấy lại trạng thái cân bằng. Ngược lại nếu không vận động tình trạng từ đau sẽ chuyển sang đau cứng khớp.
Tuy nhiên, người bệnh cần biết khô khớp gối có nên đi bộ không hay những bộ môn nào phù hợp với mình. Chẳng hạn như chạy bộ, bơi lội, các bài thể dục,…
Bên cạnh đó, thay đổi thói quen tốt như ngồi, đi đứng đúng tư thế, hạn chế các tư thế ảnh hưởng đến khớp gối như gập duỗi, ngồi quá lâu,…
Mẹo giảm đau
Một trong những cách chữa khô khớp gối tại nhà đó là các mẹo dân gian được truyền từ người này qua người khác nhưng rất hiệu quả. Chẳng hạn như xoa bóp nhẹ nhàng tại vị trí khớp bị đau, sử dụng khăn ấm để chườm hoặc hơn thế dùng lá lốt, lá ngải cứu rang muối chườm lên vị trí đau,..
Chắc chắn sẽ giúp giảm cơn đau nhức đáng kể. Tuy nhiên chúng chỉ có hiệu quả tức thời chứ không phải lâu dài.
Như vậy, đây là phương pháp hầu như không tốn gì chi phí bởi chế độ ăn là nhu cầu thiết yếu mỗi người. Ngoài ra chỉ cần bỏ công sức tập luyện hay thời gian cho các mẹo giảm đau thôi!
4.2. 2 cách điều trị khô khớp gối có sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc hay các sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng đau cũng là cách hiện nay nhiều người áp dụng bởi sự tiện lợi, nhanh chóng của nó mang lại. Thuốc ở đây sẽ bao gồm thuốc uống và tiêm:
Thuốc uống
Thuốc uống ở đây cũng được chia làm 2 loại.
Một loại là thuốc Tây giảm đau nhanh như: Acetaminophen, Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Ngoài ra là các loại thuốc Glucosamine cũng là thuốc Tây nhưng không có tác dụng giảm đau mà thành phần của chúng sẽ giúp tái tạo lại sụn khớp, tăng cường dịch nhầy từ đó làm đầy và giảm đau. Tuy nhiên quá trình này diễn ra rất lâu.
Tiếp theo là các sản phẩm dạng thuốc nhưng có thể gọi là thực phẩm chức năng bởi nó hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau chứ không có tác dụng điều trị bệnh. Các sản phẩm này được kết hợp từ thảo dược tự nhiên để tạo thành. Tuy nhiên vẫn cần tìm hiểu kĩ trước khi lựa chọn sử dụng nhé!
Thuốc tiêm

Như vậy với phương pháp uống thuốc hay tiêm thì chi phí có cao hơn nhưng cũng không quá lớn. Tuy nhiên lại có thể gây ảnh hưởng hoặc tác dụng phụ về sau nếu lạm dụng nó.
4.3. Chữa trị khô khớp gối bằng vật lý trị liệu
Cách điều trị khô khớp gối bằng vật lý trị liệu có nhiều phương pháp khác nhau. Chẳng hạn như soi hồng ngoại, các bài tập hay gần đây là phương pháp trị liệu thần kinh cột sống – nắn chỉnh Chiropractic. Phương pháp này cũng khá hiệu quả mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Tuy nhiên mức chi phí cũng khá cao.
Vật lý trị liệu cần phải có thời gian kiên trì tuy nhiên mỗi đợt trị liệu cũng không đáng kể. Vì thế, các bạn cũng có thể kết hợp với một phương pháp khác hoặc trong quá trình phục hồi.
4.4. Điều trị khô khớp gối bằng diện chẩn
Chữa khô khớp bằng diện chẩn là cách chữa khá đặc biệt theo phương pháp của y học cổ truyền. Đó là dựa vào vị trí huyệt đạo trên khuôn mặt có liên quan tới các chi các khớp rồi tác động trực tiếp lên các vị trí trên mặt đó.
Phương pháp diện chẩn cần phải người có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm nếu không hệ quả sẽ khôn lường.
Đây là phương pháp không tốn nhiều chi phí mà thực chất lại khá rẻ bởi hầu như là các thấy thuốc Đông y với các bài thuốc hay khám sẽ không cao. Tuy nhiên cần lựa chọn đúng thầy tránh “tiền mất tật mang”.
4.5. Khô khớp gối và cách điều trị bằng phẫu thuật
Có 2 phương pháp trị khô khớp gối bằng phẫu thuật phổ biến đó là nội soi và thay khớp.
- Nội soi: Là một cuộc tiểu phẫu chỉ bằng một vết rạch nhỏ sau đó đưa dụng cụ phẫu thuật vào để xử lý những tổn thương của khớp như sụn khớp, xương dưới sụn. Tuy nhiên tiểu phẫu này chỉ thực hiện được ở bệnh nhân đang có tình trạng không quá nghiêm trọng. Phẫu thuật nội soi cũng không quá nguy hiểm nhưng chi phí cũng khá cao.
- Thay khớp gối: Là trường hợp bác sĩ yêu cầu bởi tổn thương khớp quá nặng. Khớp sẽ được xử lý bằng việ thay thế sụn khớp và các bộ phận liên quan bằng vật liệu nhân tạo. Phương pháp này khá nguy hiểm và tất nhiên sẽ để lại hệ quả.
Đây là phương pháp tốn nhiều chi phí nhất bởi thay khớp có thể lên tới hàng chục triệu đồng mà sau đó còn phải vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Tuy nhiên bất đắc dĩ, khi bệnh quá nặng mới phải sử dụng phương pháp này!
5. Lời khuyên từ bác sĩ: Cách phòng tránh khô khớp gối tái phát
Khớp gối là vị trí dễ bị tổn thương nhất vì thế người bệnh cần đặc biệt lưu ý để bảo vệ nó ngay cả khi đã được điều trị thành công. Căn bệnh khô khớp gối vẫn có thể bị tái lại nếu không được chăm sóc cẩn thận. Vì thế sau đây là lời khuyên của bác sĩ dành cho bệnh nhân sau khi điều trị khô khớp:
- Luôn giữ thói quen ăn uống lành mạnh, uống đủ nước mỗi ngày
- Tập thể dục đều dặn
- Nghỉ ngơi đúng giờ
- Bỏ thói quen xấu ảnh hưởng đến khớp gối
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.
- Và khớp bị khô nên tránh các điều sau: Thiếu chất nhờn khớp gối tuyệt đối KHÔNG LÀM 5 việc sau!
Trên đây là bài viết về các vấn đề liên quan đến khô khớp gối và 8 cách điều trị khác nhau. Các bạn hãy cùng tham khảo để lựa chọn phương pháp phù hợp với mình nhất. Đồng thời kết hợp cách phòng tránh để không tái phát bệnh sớm nhé!
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và có hệ thống xương khớp khỏe mạnh!
Nguồn: Zbone.com.vn