Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không hay là nguy hiểm?

Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ?

Thoái hóa khớp gối ngày nay không chỉ phổ biến ở những người cao tuổi mà còn tăng nhanh ở những người trẻ tuổi. Bệnh thoái hóa khớp gối gây ra đau nhức, vận động khó khăn, gân co cứng, tê buốt khớp, nhất là vào buổi sáng. Cơn đau sẽ tăng lên nếu người bệnh vận động, di chuyển liên tục khiến đầu xương khớp gối cọ xát vào nhau. 

Chính những cơn đau khi di chuyển này khiến nhiều người quan niệm rằng đi bộ khiến cho bệnh thoái hóa khớp gối chuyển biến nặng và nguy hiểm hơn. Đây là một quan niệm sai lầm bởi tập thể dục thể thao là một trong những phương pháp phòng và điều trị bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả. Bên cạnh đó, sụn khớp không được nuôi dưỡng từ máu mà được nuôi dưỡng bởi dịch khớp. Quá trình vận động nhẹ nhàng chính là cách để dịch khớp được hình thành. 

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

Bởi vậy, câu trả lời cho câu hỏi thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? thì câu trả lời gửi đến bạn là. bởi vì:

  • Đi bộ giúp cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng các tế bào sụn khớp, bôi trơn khớp gối
  • Dịch khớp được tiết ra trong quá trình đi bộ, bởi vậy sẽ giúp ngăn chặn tình trạng cứng khớp, khô khớp
  • Đi bộ hỗ trợ tối đa giúp xương linh hoạt hơn, áp lực tác động lên khớp gối cũng được giảm đáng kể.

Tuy nhiên việc đi bộ cũng cần phải đúng cách, người bệnh cần phải đi lại nhẹ nhàng, không di chuyển quá nhanh. Cụ thể hơn, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn ở phần tiếp theo của bài viết.

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ nhưng đi bộ như nào là đúng?

Đi bộ đối với bệnh thoái hóa khớp gối là cần thiết nhưng đi bộ như thế nào là đúng thì không phải ai cũng biết, việc đi bộ đúng cách sẽ hỗ trợ hoàn hảo cho quá trình bình phục khớp gối, hỗ trợ điều trị và giảm nhanh các cơn đau. 

Dưới đây là những hướng dẫn chúng tôi gửi đến bạn, hãy cùng tham khảo nhé: 

  • Khởi động trước khi đi bộ: Cũng giống như bất kỳ bài tập sức khỏe nào trước khi luyện bạn cần làm nóng cơ thể và việc đi bộ cũng vậy đặc biệt với những người mắc bệnh thoái hóa khớp gối điều này càng cần thiết. Duỗi, gập chân xoa bóp nhẹ nhàng đầu gối từ 5-10 phút sau đó đi bộ để tránh căng cứng cơ nhé. 
Nên khởi động trước khi đi bộ
  • Về khoảng cách đi bộ: Tùy thuộc vào chiều cao của bạn hãy giữ khoảng cách bước chân bằng khoảng 1 đến 2 bàn chân. Việc đi bước chân rộng sẽ khiến cho áp lực đè lên đầu gối khiến tình trạng bệnh không giảm mà còn nghiêm trọng hơn. Hãy bước đi vừa phải không quá chậm, quá nhanh hay quá dài nhé. 
  • Thời gian đi bộ hợp lý: Tùy vào tình trạng sức khỏe, người bệnh được khuyên nên đi bộ từ 30 đến 60 phút và chia nhỏ khoảng thời gian nghỉ ngơi, cứ 15-20 phút nghỉ một lần đừng đi liền một mạch nhé. Thời gian thích hợp để đi bộ là vào sáng sớm hoặc chiều tối. 
  • Lựa chọn đồ dùng khi đi bộ: Sử dụng giày đi bộ nhẹ nhàng, vừa chân tránh đi giày cao gót, dép xỏ ngón; lựa chọn quần áo thoải mái, thoáng mát; chuẩn bị đồ uống để giải khát. 

Những lưu ý cần quan tâm

  • Trong quá trình sử dụng các bài tập đi bộ hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối nếu có dấu hiệu đau tăng, đầu gối sưng to thì hãy dừng ngay. Sử dụng đá lạnh để chườm lên đấy gối và nghỉ ngơi 1-2 ngày để cơn đau giảm dần. 
  • Việc đi bộ phù hợp cho những người bị thoái hóa nhẹ, trung bình, những người bị nặng tuyệt đối không nên đi bộ bởi khớp đã quá yếu nếu đi bộ sẽ khiến trọng lượng cơ thể dồn lên gối gây đau thêm . 
  • Bên cạnh đi bộ người bệnh có thể lựa chọn các môn thể thao khác như bơi, đạp xe,…tuyệt đối tránh những môn đòi hỏi sự di chuyển nhiều. 
Thoái hóa khớp gối đi bộ kết hợp với đạp xe cũng rất tốt

 

Thoái hóa khớp gối nên đi bộ hay luyện tập những thể dục thể thao nhẹ nhàng, tuy nhiên, không phải ai cũng nên áp dụng phương pháp này. Để đem đến hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi luyện tập bất kỳ môn thể thao nào nhé. 

Chúc bạn thành công!

Nguồn: Zbone.com.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Chuyên gia của Zbone sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây